Sitemap là gì?
Sitemap là một danh sách chứa tất cả các trang trên website có thể truy cập bởi người dùng và search engine bots. Bạn có thể đã thấy nhiều site, đặc biệt là những site chính phủ có một link gọi là sitemap. Đây là một bảng hướng dẫn cho người dùng công cụ tìm kiếm để truy cập được hết tất cả các trang trên website.
Sitemap được giới thiệu đầu tiên vào thế giới internet từ năm 1994 và 1995 khi nó được coi là điều cần thiết cho một website. Vì sitemaps của website trong những năm đó chủ yếu là bảng điều hướng trước khi giao diện điều hướng thân thiện với người dùng được phát triển bởi nhà thiết kế.
Có thể bạn nghĩ bây giờ việc điều hướng đã nhanh và dễ dàng hơn nên không cần sitemaps nữa? Không,sitemaps cũng rất quan trọng ngày nay cho việc SEO. Sau đây là một số ưu điểm của sitemaps và vì sao nó rất quan trọng:
- Tăng khả năng được truy cập của công cụ tìm kiếm và đảm bảo được index.
- Sitemaps cho công cụ tìm kiếm biết về những thay đổi trong cấu trúc website.
- Nó cũng giúp công cụ tìm kiếm index trang web lớn với rất nhiều trang mà không được sắp xếp hợp lý hoặc có link nội bộ.
Chỉ là một vài ưu điểm của sitemaps thôi đã đủ thấy nó quan trọng như thế nào, và bạn nên tạo sitemaps cho WordPress website của bạn. Trong bài hướng dẫn WordPress này, chúng ta sẽ nhanh chóng đi qua các loại sitemaps, làm sao để thêm nó vào WordPress và cách submit WordPress sitemap URL cho search engine. Hãy bắt đầu!
Bạn cần gì?
Trước khi bắt đầu bạn cần chuẩn bị
Truy cập vào trang admin của WordPress
Sự khác biệt giữa sitemap XML và HTML
Cơ bản, sitemap có thể được chia thành 2 loại: XML và HTML site maps. Khác biệt giữa 2 chính là XML chủ yếu dùng cho search engine và HTML site map được viết cho người dùng của website.
- XML sitemap:
XML sitemap, như đã nói, được dùng cho search engine và chứa các metadata chung với URLs của website. Nó chứa thông tin như URL được cập nhật lần cuối vào khi nào, thay đổi được thực hiện sớm nhất như thế nào, vâng vâng…
- HTML sitemap:
HTML sitemap chủ yếu cho người dùng vì cung cấp việc chuyển hướng dễ dàng. Nó cho người dùng biết Contact Us hoặc Shopping Cart là gì. Không những có ý nghĩa cho người dùng còn giúp đẩy nhanh hạng của website của bạn vì tính thân thiện.
Cả 2 HTML và XML site maps đều cho phép trang được dễ dàng crawl bởi search engines. Chúng tôi khuyên nên dùng cả 2, 1 cho search engine và 1 cho người dùng. Việc này sẽ đảm bảo bạn không mất điểm SEO, cũng đảm bảo việc tối ưu cho người dùng.
Bất kể bạn có website lớn, website mới, hoặc blog. Site maps là rất quan trọng trong mọi trường hợp. Đối với blogs với không có nhiều backlinks, một sitemaps có thể giúp tranh chóng tạo index cho trang web.
Hãy xem bài hướng dẫn sau để tạo site map theo cả 2 cách
Bước 1 – Tạo XML sitemap cho WordPress
WordPress XML sitemap có thể được tạo bằng nhiều cách. Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn tạo sitemap thông qua Plugin của WordPress bằng 2 cách như sau:
Cách 1: Tạo XML sitemap với Plugin Yoast SEO
Yoast SEO plugin là một plugin phổ biến đươc dùng rộng khắp để cải thiện SEO của website hoặc blog WordPress. Plugins này đảm nhiệm mọi yếu tố kỹ thuật liên quan đến nội dung và giúp bạn tạo độ chính sách của từ khóa, H1 và H2 tag, tính dễ đọc, … Hơn nữa, nó cũng giúp bạn tạo XML sitemaps.
1. Cài đặt và kích hoạt plugin WordPress Yoast SEO
Tại Plugin → Add new → Tìm kiếm Plugin Yoast SEO → Install Now → Activate

2. Khi bạn đã kích hoạt pluginWordPress Yoast SEO
Tại menu SEO → Feature chọn kích hoạt On tính năng XML sitemaps và bạn không cần thay đổi thông số nào nữa.

Bằng cách này, bạn đã vừa tạo XML sitemap bằng plugin. Bạn có thể thấy WordPress sitemap URL bên dưới XML sitemap của bạn.

Cách 2: Tạo XML sitemap với Google XML sitemap
Google XML sitemap plugin có thể dùng để tạo sietmap XML cho website của bạn để giúp search engin craw website.
Plugin này là cách dễ nhất để tạo site map cho hàng loạt công cụ tìm kiếm như Ask, Google, Yahoo và Bing. Plugin này cũng tạo site map cho tất cả các trang WordPress và URLs tùy chỉnh. Hơn nữa, nó cũng tự động thông báo tất cả các bộ máy tìm kiếm bất kỳ khi nào nội dung mới được post hoặc xuất bản.
Đây là một số bước để cài đặt:
1. Cài đặt và kích hoạt từ directory plugin chính thức của WordPress
Tại Plugin → Add new → Tìm kiếm Plugin Google XML sitemap → Install Now → Activate.

2. Khi được kích hoạt, việc này sẽ tự động tạo sitemap cho wesbite của bạn
3. Để xem sitemap URL của Wodpress, mở trang cấu hình plugin bằng cách nhấn nút Settings → XML sitemap.

Tại đây bạn cũng có thể thay đổi vài thông tin như độ ưu tiên của Posts/Pages, nội dung bị loại,….

Bước 2 – Tạo sitemap HTML cho WordPress
2 plugins được đề cập ở trên sẽ giúp bạn tạo XML sitemap. Bây giờ, nếu bạn muốn tạo HTML site map cho WordPress, bạn có thể sử dụng plugin WP Sitemap Page.
1. Cài đặt và kích hoạt plugin trên website WordPress của bạn.
Tại Plugin → Add new → Tìm kiếm Plugin WP Sitemap Page → Install Now → Activate.

2. Cài đặt trang mới và thêm [wp_sitemap_page] shortcode nơi bạn muốn HTML sitemap hiển thị.

3. Xuất bản trang và truy cập URL để preview HTML sitemap của bạn.

Bước 3: Submit WordPress XML Sitemap lên Search Engines
- Submit XML Sitemap lên Google
Khi XML sitemap đã sẵn sàng, chúng tôi khuyên bạn nên submit nó lên Google Search console tool. Bước đầu tiên để submit sitemap qua Google Search engine console là để xác nhận bạn là chủ của site. Để làm việc này, hãy dùng một trong số các verification methods, tham khảo phương thức xác minh tại đây.
- Khi hoàn tất, mở trang chủ Google Search Console và chọn website của bạn.
- Click vào Crawl và chọn Sitemaps
- Click vào Add/Test Sitemap.
- Điền WordPress sitemap URL và nhấn nút Submit.

Bây giờ hãy chờ Google bots một vài ngày để xử lý thu thập dữ liệu trang của bạn.
Nếu website của bạn chứa nhiều hình, chúng tôi khuyên bạn nên tạo một sitemap cho hình ảnh. Bạn có thể thêm video sitemap trong trường hợp bạn có nhiều video trên website.
Sitemaps là phần quan trọng của website của chúng ta. Mục đích chính của việc tạo website là để phục vụ cho nhu cầu của người dùng, hơn nữa để đảm bảo thứ hạng cao của search engine. Cả 2 khía cạnh này có thể làm được qua site maps, vốn không chỉ có thể giúp dễ chuyển hướng và thân thiện với người dùng, ngoài ra còn giúp thu thập dữ liệu nhanh chóng và index nhanh bởi mạng lưới của Search Engine.
Chúng tôi hy vọng làm theo các bước trên, bạn đã tạo sitemap thành công cho website WordPress của bạn để submit nó lên search engines.